Bản Mô Tả Công Việc Nhân Viên Kinh Doanh Đầy Đủ Nhất 2024

mô tả công việc nhân viên kinh doanh

Mô tả công việc nhân viên kinh doanh bao gồm những gì chắc chắn là câu hỏi được nhiều người đặt ra khi muốn phát triển bản thân ở vị trí này. Trong bài viết dưới đây, vieclamsale247.com sẽ bật mí những công việc của nhân viên kinh doanh cũng như các kỹ năng cần thiết để bạn tham khảo.

Giới thiệu sơ lược về vị trí nhân viên kinh doanh

Nhân viên kinh doanh còn được gọi với tên khác là nhân viên bán hàng, là những người đảm nhận nhiệm vụ tư vấn, giới thiệu và bán sản phẩm/ dịch vụ của doanh nghiệp nhằm đạt được mục tiêu doanh thu. Bên cạnh đó, nhân viên kinh doanh cũng có nhiệm vụ tìm kiếm khách hàng tiềm năng và chăm sóc khách hàng cũ đã hoặc đang sử dụng sản phẩm/ dịch vụ của doanh nghiệp.

Nhân viên kinh doanh là bộ phận có vai trò quan trọng trong doanh nghiệp
Nhân viên kinh doanh là bộ phận có vai trò quan trọng trong doanh nghiệp

Vị trí nhân viên kinh doanh thường nằm trong phòng kinh doanh – marketing và trưởng phòng kinh doanh là người trực tiếp quản lý. Các chỉ số phổ biến để đánh giá hiệu suất làm việc của nhân viên kinh doanh bao gồm doanh thu, số lượng khách hàng mới, số lượng khách hàng quay lại, tỉ lệ khách hàng hài lòng,…

Yêu cầu cần có khi làm việc ở vị trí nhân viên kinh doanh

Yêu cầu công việc

Để tham gia ứng tuyển vị trí nhân viên kinh doanh, ứng viên cần phải đáp ứng được một số yêu cầu như sau:

  • Tốt nghiệp trình độ cao đẳng/ đại học các chuyên ngành về kinh tế, kinh doanh, quản trị kinh doanh, marketing hoặc một số chuyên ngành khác liên quan.
  • Ưu tiên những ứng viên đã có kinh nghiệm làm việc ở vị trí nhân viên kinh doanh trước đó.
  • Thành thạo tin học văn phòng và các phần mềm hỗ trợ kinh doanh khác.
  • Luôn sẵn sàng học hỏi và tiếp thu ý kiến đóng góp để phát triển bản thân.
  • Có ngoại hình dễ mến, ăn mặc chỉn chu, gọn gàng và có giọng nói dễ nghe.

Yêu cầu kỹ năng

  • Kỹ năng giao tiếp: Khi có được kỹ năng giao tiếp tốt thì nhân viên kinh doanh gần như đã nắm được một nửa thành công trong nghề. Khả năng giao tiếp sẽ giúp bạn truyền tải được các thông tin chất lượng đến khách hàng và xử lý tốt trong mọi tình huống.
  • Kỹ năng phân tích: Khi nắm được kỹ năng phân tích sẽ giúp bạn nắm được xu hướng của thị trường và dễ dàng nhận diện được khách hàng tiềm năng.
Nhân viên kinh doanh cần nắm được kỹ năng phân tích thị trường
Nhân viên kinh doanh cần nắm được kỹ năng phân tích thị trường
  • Kỹ năng đàm phán: Nhờ vào kỹ năng đàm phán sẽ giúp bạn chốt được đơn từ khách hàng. Tuy nhiên, cần ưu tiên xử lý các yêu cầu của khách hàng và dựa vào kiến thức chuyên môn để thuyết phục. Từ đó tạo trải nghiệm dễ chịu nơi khách hàng để sớm đi đến ký kết hợp đồng.
  • Giải quyết vấn đề: Mọi hoạt động trong quá trình kinh doanh chắc chắn khó tránh khỏi những tình huống phát sinh. Trong trường hợp này, nhân viên kinh doanh cần biết cách nhìn nhận vấn đề và linh hoạt đưa ra các giải pháp xử lý, hạn chế những tình huống xấu xảy ra.
  • Quản trị các mối quan hệ: Kiểm soát, quản trị các mối quan hệ giúp nhân viên kinh doanh phát triển và mở rộng được nguồn khách hàng, từ đó giúp doanh nghiệp gia tăng doanh thu và lợi nhuận.

Bản mô tả công việc nhân viên kinh doanh chính xác và chi tiết nhất

Tìm kiếm khách hàng

  • Dựa vào nhiều kênh khác nhau để tìm kiếm thông tin khách hàng nhằm xây dựng một hệ thống thông tin khách hàng tiềm năng cho doanh nghiệp.
  • Gửi thông tin của sản phẩm/ dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp qua email để khách hàng tham khảo và giải đáp thắc mắc khi có phản hồi.
  • Dựa vào hệ thống dữ liệu của công ty hoặc dữ liệu bạn tìm kiếm để trực tiếp liên hệ đến khách hàng tiềm năng nhằm giới thiệu thông tin sản phẩm, các chương trình khuyến mãi,…
  • Thực hiện các thủ tục hồ sơ, giấy tờ khi khách hàng đã đồng ý mua sản phẩm/ dịch vụ của doanh nghiệp.
Nhân viên kinh doanh thực hiện công việc tìm kiếm khách hàng tiềm năng
Nhân viên kinh doanh thực hiện công việc tìm kiếm khách hàng tiềm năng

Chăm sóc khách hàng

  • Chủ động liên hệ đến những khách hàng đã và đang sử dụng sản phẩm/ dịch vụ của doanh nghiệp để nắm rõ được tình hình cũng như duy trì mối quan hệ tốt đẹp với khách hàng.
  • Nhanh chóng giải đáp phàn nàn, thắc mắc, khiếu nại của khách hàng và đưa ra những biện pháp xử lý kịp thời.
  • Theo dõi thời hạn của hợp đồng để đưa ra đề xuất tái ký hợp đồng đến khách hàng.
  • Cung cấp thông tin về ưu đãi, các chương trình khuyến mãi đến khách hàng lâu năm hoặc khách hàng tiềm năng để họ quay lại sử dụng sản phẩm của doanh nghiệp.
  • Hoàn thiện các thủ tục tái ký hợp đồng với khách hàng cũ có nhu cầu tiếp tục sử dụng sản phẩm/ dịch vụ của doanh nghiệp.
Nhân viên kinh doanh chăm sóc khách hàng sau khi sử dụng sản phẩm
Nhân viên kinh doanh chăm sóc khách hàng sau khi sử dụng sản phẩm

Những công việc khác

  • Phối hợp cùng các bộ phận khác để triển khai việc thực hiện hợp đồng nhằm đáp ứng được nhu cầu khách hàng đưa ra.
  • Theo dõi, giám sát tiến trình triển khai hợp đồng để đảm bảo khách hàng nhận được sản phẩm/ dịch vụ tốt nhất.
  • Phối hợp cùng bộ phận marketing xây dựng kế hoạch và thực hiện các chương trình giới thiệu sản phẩm, ưu đãi, tri ân khách hàng,…
  • Tham gia vào các khóa bồi dưỡng nhằm nâng cao kỹ năng khi công ty tạo điều kiện.
  • Lưu trữ tài liệu kinh doanh và làm báo cáo công việc định kỳ hoặc báo cáo công việc phát sinh.
  • Tham gia vào các cuộc họp nội bộ của công ty và thực hiện một số công việc khác theo yêu cầu của cấp trên.

Mức thu nhập trung bình và lộ trình thăng tiến của nhân viên kinh doanh

Mức lương cơ bản của nhân viên kinh doanh thường khá thấp, tùy thuộc vào quy mô doanh nghiệp và kỹ năng làm việc mà mức lương trung bình của một nhân viên kinh doanh dao động khoảng 8 đến 15 triệu đồng/ tháng.

Mức lương trung bình của nhân viên kinh doanh khoảng 8 đến 15 triệu
Mức lương trung bình của nhân viên kinh doanh khoảng 8 đến 15 triệu

Thông thường, vị trí nhân viên kinh doanh thường bị các doanh nghiệp thường áp KPI về doanh số. Nếu đạt hoặc vượt KPI, bạn sẽ được hưởng 100% mức lương cơ bản cộng với thưởng doanh số và hoa hồng vượt định mức. Bên cạnh đó, bạn cũng nhận được các khoản phụ cấp khác như tiền ăn, tiền xăng xe, điện thoại, tiếp khách,…

Bộ phận kinh doanh trong doanh nghiệp có lộ trình thăng tiến khá rõ ràng theo các chức vụ như sau:

  • Nhân viên kinh doanh: Đây là nhân sự nòng cốt của doanh nghiệp, trực tiếp làm việc với đối tác, khách hàng và mang lợi nhuận về cho doanh nghiệp.
  • Chuyên viên kinh doanh: Những người đã có kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực kinh doanh và thực hiện điều phối nhân viên kinh doanh.
  • Trưởng bộ phận kinh doanh: Ở nhiều doanh nghiệp, trưởng bộ phận kinh doanh và chuyên viên kinh doanh là một, làm nhiệm vụ quản lý nhân viên kinh doanh.
  • Trưởng phòng kinh doanh: Quản lý cả phòng ban kinh doanh và chịu trách nhiệm về doanh thu của toàn doanh nghiệp.
  • Giám đốc kinh doanh: Là người thực hiện điều phối và chịu trách nhiệm về doanh số của tất cả các phòng và bộ phận kinh doanh.

Trên đây là bản mô tả công việc nhân viên kinh doanhvieclamsale247.com muốn chia sẻ. Mỗi doanh nghiệp sẽ có những yêu cầu riêng nhưng nhìn chung cũng bao gồm hầu hết các hạng mục ở trên. Nếu bạn đang quan tâm đến công việc này, hãy nhanh tay truy cập vieclamsale247.com nắm bắt cơ hội tìm được việc làm phù hợp với mức thu nhập hấp dẫn ngay nhé!

Phan Đức Minh

Với mục tiêu mang lại giá trị thực cho cộng đồng lao động, Phan Đức Minh đã xây dựng website vieclamsale247.com thành một cổng thông tin về việc làm kinh doanh cho cả nhà tuyển dụng và ứng viên. Trang web cập nhật thông tin chính xác, tạo ra một môi trường tương tác năng động để mọi người giao lưu, học hỏi và phát triển. Thông tin chi tiết:
  • Email: [email protected]
  • Học vấn: Thạc sĩ Quản trị Nhân lực, Khoa Quản trị Kinh doanh - Đại học Cornell University.
  • Địa chỉ: 702/64 Tổ 34 Khu phố 3, Phường 10, Quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh, Vietnam